Giấy phép sàn thương mại điện tử
Với thời đại Công Nghệ Thông Tin, mạng phát triển, sử dụng TMĐT trở nên phổ biến, quen thuộc với mọi người. Đây là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa, kết nối giữa người mua và người bán với nhau. Nhưng để phát triển sàn thương mại điện tử và duy trì được nó, cá nhân, tổ chức cần xin giấy phép sàn TMĐT.
Để giúp các bạn hiểu hơn về giấy phép sàn thương mại điện tử, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây. Chắc rằng, qua nội dung này, mọi người có thể nắm rõ thủ tục quy trình, điều kiện, hồ sơ xin giấy phép sàn TMĐT. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp, ưng ý.
Sàn giao dịch TMĐT là gì?
Sàn giao dịch TMĐT (sàn Thương mại điện tử) được biết là website thương mại điện tử cho phép cá nhân, tổ chức không phải là người sở hữu trang web TMĐT nhưng được phép buôn bán, kinh doanh trên đó trên cơ sở thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân và chủ sở hữu website về điều kiện, chi phí tham gia website nếu có.
Bên cạnh đó, sàn giao dịch TMĐT còn được xem là thị trường trực tuyến, địa điểm họp chợ online. Ở đó, người tham gia tự mình tìm kiếm các thông tin thị trường, sản phẩm, tiến hành đàm phán tiền giao dịch, thiết lập các quan hệ, để sàn TMĐT hoạt động, thương nhân cần phải xin giấy phép sàn TMĐT.
Website nào được xem là sàn TMĐT?
Website cho phép tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu có thể đăng thông tin quảng cáo doanh nghiệp, giới thiệu dịch vụ, sản phẩm thì web đó cần hoạt động dưới dạng sàn TMĐT.
Website hoạt động dạng sàn TMĐT có những đặc trưng sau đây:
- Cho phép mọi người mở gian hàng để trưng bày và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ.
- Cho phép mọi người lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ.
- Cho phép mọi người đăng tin mua bán.
- Loại website khác được quy định bởi Bộ Công Thương.
Hồ sơ xin giấy phép sàn TMĐT gồm những giấy tờ gì?
Để có thể xin giấy phép sàn Thương mại điện tử, quý khách cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
- Đơn đăng ký Giấy phép sàn TMĐT.
- Quyết định thành lập (với tổ chức), giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay giấy phép đầu tư (với thương nhân) (bản sao có công chứng).
- Quy chế quản lý các hoạt động diễn ra trên sàn TMĐT gồm có nội dung quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP điều 38; Cơ chế về xử lý và thời hạn xử lý khi nhận phản ánh hành vi kinh doanh trái với pháp luật.
- Mẫu hợp đồng dịch vụ, thỏa thuận giữa chủ sở hữu sàn và người tham gia (sử dụng mẫu hợp đồng/thỏa thuận).
- Đề án về hoạt động sàn TMĐT.
- Điều kiện giao dịch dành cho mọi hoạt động về mua bán hàng và cung ứng dịch vụ ở trên trang web (nếu có).
Thủ tục xin giấy phép sàn TMĐT gồm những bước gì?
Theo quy định của pháp luật, quy trình xin giấy phép website sàn giao dịch Thương mại điện tử cần thực hiện đúng theo các bước sau đây:
Bước 1: Tiến hành khai báo thông tin xin giấy phép sàn thương mại điện tử
Để khai báo, tổ chức, thương nhân cần truy cập vào Hệ thống đăng ký sàn TMĐT của trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương tại Moit.gov.vn. Tiếp đó, tổ chức, thương nhân cần điền thông tin đầy đủ vào chuẩn xác theo hệ thống yêu cầu rồi gửi hồ sơ trực tuyến đó.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ, giấy tờ xin giấy phép sàn giao dịch TMĐT
Khi nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương sẽ tiến hành kiểm tra và thông báo cho người gửi hồ sơ trong 3 ngày làm việc về xác nhận hồ sơ hợp lệ hoặc đề nghị bổ sung thêm giấy tờ.
Bước 3: Chấp nhận giấy tờ xin giấy phép sàn TMĐT
Khi đã được thông báo hồ sơ hợp lệ, thương nhân, tổ chức cần gửi hồ sơ bản giấy cho Bộ Công thương.
Bước 4: Cấp logo xác nhận về sàn TMĐT đã được đăng ký với Bộ Công Thương
Trong 5 ngày làm việc, tính từ ngày nhận hồ sơ đăng ký, Bộ Công Thương sẽ xác nhận bằng cách gắn logo đăng ký trên website, công bố công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử.
Bước 5: Gắn link logo giấy phép sàn TMĐT lên website
Chủ sở hữu sẽ tiến hành gắn nội dung logo được Bộ Công Thương cấp lên website nhằm thông báo website đã tiến hành đăng ký, cấp phép.
Cách thức xin Giấy phép sàn TMĐT
Thực hiện xin giấy phép sàn giao dịch TMĐT, quý khách cần đảm bảo làm theo cách thức sau:
- Tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép sàn TMĐT sẽ được thực hiện trực tuyến qua website của bộ Công Thương.
- Tổ chức, thương nhân cần phải khai báo qua Internet.
- Gửi giấy tờ qua đường bưu điện tới địa chỉ của bộ Công Thương.
- Theo dõi tình trạng xử lý qua thư điện tử hoặc tiến hành truy cập vào hệ thống để cập nhật, chỉnh sửa nếu có yêu cầu.
Trên đây là các nội dung cơ bản về Xin giấy phép sàn TMĐT, các bạn có thể tham khảo, chuẩn bị giấy tờ để làm thủ tục xin giấy phép. Trường hợp cần thêm các tư vấn, gặp khó khăn gì liên quan về xin giấy phép sàn thương mại điện tử, có thể liên hệ tới chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn.
Xem thêm: Xin giấy phép mạng xã hội trực tuyến
Vì sao chọn
Công ty Luật E-Riss
Đăng ký tư vấn trực tuyến
Luật sư tư vấn 24/7: 0965 15 13 11